Các quốc gia nào cấm túi nhựa?
Theo tài liệu của UNEP và các báo cáo truyền thông được Statista phân tích, có 91 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã thông qua lệnh cấm toàn bộ hoặc một phần đối với túi nhựa. Trong khi lệnh cấm túi nhựa đặc biệt phổ biến ở Châu Phi, phần lớn trong 26 quốc gia và vùng lãnh thổ chọn thu phí (hoặc thuế) để hạn chế sử dụng túi nhựa đều nằm ở Châu Âu.
Các nước đang phát triển có xu hướng cấm hoàn toàn một số loại túi nhựa nhất định vì họ đang phải đối mặt với việc quản lý chất thải nhựa yếu kém hơn. Châu Phi đi đầu trong các lệnh cấm túi nhựa vì nước này thiếu lực lượng vận động hành lang mạnh của các nhà sản xuất nhựa.
Các ngoại lệ đáng chú ý ở Châu Âu là Pháp, Ý và Đức (từ năm 2022 trở đi), khi đã cấm một số loại túi nhựa mỏng và yêu cầu thay thế chúng bằng túi nhựa có thể phân hủy. Năm 2021 và 2022, lệnh cấm các đồ nhựa sử dụng một lần gồm que khuấy, ống hút, đĩa và dao kéo nhựa có hiệu lực ở EU, nhưng chỉ thị này không bao gồm lệnh cấm túi nhựa. Một số quốc gia thành viên EU đã cấm túi nhựa một cách độc lập, chủ yếu là loại túi mỏng (từ 15 đến 50 micromet). Một luật mới của EU được thông qua vào tháng 3/2024 và sẽ được thực thi sau này ở các quốc gia Châu Âu nhắm mục tiêu vào những chiếc túi mỏng dưới 15 micromet thường được sử dụng để đựng trái cây và rau quả dạng rời.
Trong khi tính nghiêm ngặt của lệnh cấm túi nhựa và chất lượng thực thi khác nhau giữa các quốc gia, chỉ có một số nơi cấm hoàn toàn tất cả các loại túi nhựa không phân hủy. Nhiều quốc gia không áp dụng lệnh cấm với các loại túi nhựa chắc chắn, dễ tái sử dụng, đồng thời yêu cầu khách hàng phải trả phí cho những chiếc túi đó. Các hạn chế khác có thể là một phần của lệnh cấm gồm giới hạn sản xuất hoặc nhập khẩu túi nhựa hoặc các hình thức đánh thuế khác nhau.
Những quốc gia nào có hệ thống đặt cọc chai nhựa?
Mặc dù có năng lực tăng tỷ lệ tái chế và giảm rác thải, tương đối ít quốc gia trên thế giới có hệ thống đặt cọc bao bì bao gồm chai nhựa. Tính đến giữa năm 2024, khoảng 30 quốc gia trên toàn cầu đã có các chương trình đặt cọc này bao gồm Ecuador, hầu hết các bang của Australia, phần lớn các bang của Canada, Đức, Hà Lan, Croatia và toàn bộ các nước Scandinavia. Nhiều hệ thống đặt cọc đang chờ ở Châu Âu vì luật của Liên minh Châu Âu quy định các quốc gia phải tăng tỷ lệ thu gom tái chế.
Giống như nhiều luật khác của EU, quy định về đặt cọc này đã gặp phải sự phản đối. Lần này Pháp đã vận động chống lại đề xuất bắt buộc đặt cọc với chai nhựa và lon đồ uống, đồng thời cho ngoại lệ đối với các quốc gia chứng minh họ đã thu gom được ít nhất 78% các loại bao bì này vào năm 2019. Một số nước EU đã công bố kế hoạch hoặc chuẩn bị giới thiệu các chương trình đặt cọc bao bì mới bao gồm cả chai nhựa, chẳng hạn như Bỉ, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Áo và Bồ Đào Nha.
Vương quốc Anh cũng đang áp dụng hình thức thu gom đặt cọc chai nhựa và lon đồ uống bằng kim loại ở Anh và Bắc Ireland, trong khi xứ Wales và Scotland cho biết họ cũng sẽ thu gom các vỏ thủy tinh. Các nước châu Âu đã có hệ thống đặt cọc được một thời gian thường thu gom cả ba loại, bắt đầu bằng thủy tinh và sau đó thêm nhựa và kim loại. Các hệ thống mới hơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, thường chỉ thu gom nhựa PET hoặc ngoại lệ là thủy tinh.
Tại Hoa Kỳ, việc đặt cọc chai nhựa đã được áp dụng ở 10 tiểu bang – California, Connecticut, Hawaii, Iowa, Maine, Massachusetts, Michigan, New York, Oregon và Vermont (cũng như Guam). Ở Canada, chỉ Nunavut là chưa thông qua quy định quan trọng nào, trong khi Ontario và Manitoba, ngoài việc đặt cọc bao bì bia/rượu, còn thu tiền từ các nhà sản xuất đối với hầu hết các bao bì khác và đã tăng cường nỗ lực thu hồi lại mà không cần đặt cọc bằng cách sử dụng số tiền này. Các chương trình đã thành công trong thu hồi 60-70% bao bì theo cách này.
PKL
Nguồn:
https://www.statista.com/chart/14120/the-countries-banning-plastic-bags/
https://www.statista.com/chart/22963/global-status-of-plastic-bottle-recycling-systems/