Theo OECD , sản lượng nhựa toàn cầu đã tăng gấp đôi từ 234 triệu tấn năm 2000 lên 460 triệu tấn năm 2019. Mặc dù nhận thức về nhựa ngày càng tăng, con số này dự kiến sẽ tăng lên 736 triệu tấn vào năm 2040. Khi khối lượng rác thải nhựa tiếp tục tăng, chúng sẽ lấp đầy các con sông, biển và bãi chôn lấp, tìm đường vào nước uống và chuỗi thức ăn, từ đó gây ra các mối đe dọa đối với môi trường và sức khỏe con người.
Những nỗ lực tái chế nhựa toàn cầu đã có những bước tiến kể từ năm 2000. Dữ liệu của OECD, do Our World in Data công bố, cho thấy rằng mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm, nhưng tỷ lệ tái chế rác thải nhựa trên toàn thế giới đã tăng từ 3,7% vào đầu thế kỷ lên 9,3 % vào năm 2019.
Trong số các nước, Ấn Độ và Trung Quốc nổi bật với những tiến bộ mà họ đã đạt được kể từ năm 2000, khi họ đã đứng trên mức trung bình toàn cầu về tỷ lệ tái chế nhựa của mình. Đến năm 2019, đã có 13,3% rác thải nhựa được tái chế ở Ấn Độ và 12,8% ở Trung Quốc. Các nước OECD ở Châu Âu cũng hoạt động tốt so với các khu vực khác, với tỷ lệ tái chế 12,4% vào năm 2019. Trong khi đó, Hoa Kỳ tụt hậu với chỉ 4,5% rác thải nhựa của quốc gia này được tái chế.
Thông tin tỷ lệ tái chế nhựa ở một số quốc gia khác có ở biểu đồ dưới đây:
(Nguồn: https://www.statista.com/chart/34136/share-of-plastic-waste-that-is-recycled/)
Ngày Tái chế Toàn cầu ♦ Ngày Tái chế Toàn cầu được tổ chức hàng năm vào ngày 18 tháng 3. ♦ Ngày Tái chế toàn cầu được đề xuất lần đầu năm 2018 bởi Quỹ tái chế toàn cầu, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích thúc đẩy tầm quan trọng của việc tái chế và hỗ trợ phát triển bền vững. Sau đó, ngày này được Tổ chức UNIDO công nhận như một này chính thức trong lịch của Liên Hợp Quốc và được tổ chức trên toàn thế giới. ♦ Ngày Tái chế Toàn cầu là sự kiện thường niên nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc tái chế và khuyến khích mọi người hành động để giảm thiểu chất thải và bảo vệ môi trường. Ngày này quy tụ các cá nhân, tổ chức và chính phủ trên khắp thế giới để thúc đẩy các hoạt động bền vững và nêu bật những lợi ích của việc tái chế. Website của Ngày Tái chế toàn cầu: https://www.globalrecyclingday.com/ |
PKL