Báo cáo Chất lượng không khí thế giới 2023

Báo cáo Chất lượng không khí thế giới 2023

Ngày 19/3/2024, IQAir – một công ty Thụy Sĩ vận hành nền tảng thông tin chất lượng không khí theo thời gian thực AirVisual – đã công bố Báo cáo Chất lượng không khí thế giới 2023. Báo cáo năm nay tập trung vào chất lượng không khí theo PM2.5, đánh giá theo Hướng dẫn chất lượng không khí toàn cầu của WHO năm 2021, xếp hạng các quốc gia, thành phố thủ đô theo PM2.5.

Dữ liệu sử dụng trong báo cáo này được tổng hợp từ hơn 30.000 trạm quan trắc chất lượng không khí tại  7.812 địa điểm ở 134 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ.

 

Dưới đây là một vài thông tin từ báo cáo 2023:

 

  • Chỉ có 10 trong số 134 quốc gia và khu vực có nồng độ trung bình năm của PM2.5 đạt mức khuyến cáo của WHO (<= 5 µg/m3), trong khi 124 quốc gia và khu vực còn lại đều vượt.
  • 10 nước, vùng lãnh thổ có PM2.5 đạt khuyến cáo của WHO gồm: Phần Lan (4,9), Estonia (4,7), Puerto Rico (4,5), Australia (4,5), New Zealand (4,3), Bermuda (4,1), Grenada (4,1), Iceland (4,0), Mauritius (3,5), Polynesia thuộc Pháp (3,2)
  • 10 nước, vùng lãnh thổ có chất lượng không khí theo PM2.5 kém nhất gồm: Bangladesh (79,9);  Pakistan (73,7), Ấn Độ (54,4), Tajikistan (49,0), Burkina Faso (46,6), Iraq (43,8), UAE (43,0), Nepal (42,4), Ai Cập (42,2) và CHDC Congo (40,8).
  • 5 thủ đô ô nhiễm nhất theo PM2.5 là: New Delhi của Ấn Độ (92,7), Dhaka của Bangladesh (80,2), Ouagadougou của Burkina Faso (46,6), Dushanbe của Tajikistan (46,0) và Baghdad của Iraq (45,8).
  • Việt Nam xếp thứ 22 trong 134 quốc gia, vùng lãnh thổ về mức độ ô nhiễm PM2.5 (29,6); trong khi đó Hà Nội xếp thứ 8 trong 114 thủ đô về PM2.5 (43,7).
  • (Ghi chú: các số trong ngoặc là nồng độ trung bình năm của PM2.5 theo µg/m3).

 

Ô nhiễm không khí là mối nguy sức khỏe môi trường lớn nhất đối với con người, ước tính gây ra 1 trong 9 trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới mỗi năm. Không khí ô nhiễm PM2.5 có thể trực tiếp gây ra các vấn đề sức khỏe như bệnh hen suyễn, ung thư, đột quỵ, bệnh phổi; làm trầm trọng thêm các bệnh như tiểu đường và làm suy giảm sự phát triển nhận thức ở trẻ em, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần. PM2.5 còn ảnh hưởng đến đến các quá trình môi trường phức tạp trong khí quyển Trái Đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

 

Có thể tải về toàn văn báo cáotừ IQAIr tại đây hoặc từ tư liệu của Khoa Môi trường tại đây.

 

Nguồn: https://www.iqair.com/

 

Loading