
TS. Lê Công Tuấn
Phó trưởng Khoa
Phó Giám đốc, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ môi trường miền Trung
Tiến sĩ, Đại học Polytechnic – Marcher, Italia; Ngành Sinh học và Sinh thái biển
Email: lctuan@hueuni.edu.vn
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Các hướng nghiên cứu đang quan tâm:
- Công nghệ môi trường ứng dụng trong xử lý nước thải và nuôi trồng thủy sản
- Đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn lợi thủy sản
- Sức tải môi trường phục vụ quy hoạch và phát triển nuôi trồng thủy sản
- Quy hoạch và quản lý tổng hợp vùng ven bờ.
- Công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp và nuôi thuỷ sản công nghệ cao
CÁC NGHIÊN CỨU QUAN TÂM
Các nghiên cứu đang triển khai:
- Nghiên cứu sinh vật chỉ thị nước thải khu công nghiệp
- Nghiên cứu thác nguồn lợi vi sinh vật bản địa phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi thuỷ sản công nghệ cao
- Nghiên cứu tình hình và giải pháp sử dụng kháng sinh trong nuôi thuỷ sản
- Nghiên cứu mô hình kinh tế tuần hoàn cho nuôi thuỷ sản bền vững
- Nghiên cứu nuôi sinh khối các loại thuỷ sinh và sản xuất thức ăn phục vụ nuôi thuỷ sản
GIỚI THIỆU
TS. Lê Công Tuấn sinh ngày 27/04/1976 tại Nghệ An. Năm 1998, TS. Lê Công Tuấn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nuôi trồng thuỷ sản tại trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Năm 2004, ông tốt nghiệp Thạc sỹ Nuôi trồng và khai thác thủy sản tại trường đại học Wageningen, Hà Lan. Năm 2008, ông tốt nghiệp Tiến sĩ Sinh học và sinh thái biển tại trường đại học Bách khoa Marche, Cộng hòa Ý. Hiện nay TS. Lê Công Tuấn giảng dạy tại Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
Trang CSDL KH&CN Đại học Huế https://csdlkhoahoc.hueuni.edu.vn/index.php/scientist/detail/id/3602
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TIÊU BIỂU
1) Lê Công Tuấn., 2009. Sách tham khảo Cẩm nang xây dựng mô hình chuôm dựa vào cộng đồng nhằm sử dụng hợp lý và bảo tồn nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Huế.
2) Đường Văn Hiếu, Lê Công Tuấn (đồng chủ biên), Nguyễn Mộng, Hoàng Công Tín., 2022. Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng ven bờ. Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
3) Trần Anh Tuấn, Đường Văn Hiếu, Hoàng Công Tín (Đồng Chủ Biên), Lê Thị Tịnh Chi , Lê Văn Tuấn, Trần Ngọc Tuấn, Nguyễn Bắc Giang, Mai Ngọc Châu, Lê Thị Phương Chi, Hoàng Thị Mỹ Hằng, Đặng Thị Thanh Lộc, Lê Công Tuấn, Trương Quý Tùng, Dương Thành Chung (2022) Giáo trình Giáo dục môi trường đại cương. Nhà xuất bản Đại học Huế.
4) Le Cong Tuan, Nguyen Duc Huy, Le Thi My Ngoc, Doan Thi My Lanh, Te Minh Son, Nguyen Hoang Loc., 2021. Nitrogen removal efficiency of some bacterial strains isolated from seawater in Thua Thien Hue, Vietnam. Advancements in Life Sciences. Intrenational quarterly Journal of Life Sciences, vollume 8, issuse 2, ISSN 2310-5380.
5) Lê Công Tuấn, Tề Minh Sơn, Đoàn Thị Mỹ Lành, Nguyễn Hoàng Lộc, Nguyễn Đức Huy., 2021. Thử nghiệm tạo biofloc từ nguồn vi sinh tự nhiên phục vụ ương giống tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học huế, Khoa học Tự nhiên.
6) Lê Công Tuấn, Nguyễn Hoàng Lộc, Trần Thanh Hoà, Tề Minh Sơn, Lê Thị Tịnh Chi, Mai Ngọc Châu, Trần Ngọc Tuấn, Lê Thị Phương Chi, Phạm Quang Anh Khôi, Trương Văn Đàn., 2021. Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) trên cát ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
7) Le Cong Tuan Nguyen Van Khanh, Huyen Ton Nu Bao Tien, Phung Thao Phuong, Duong Van Hieu, Nguyen Hoang Loc., 2023. The occurrence of antibiotic resistance Vibrio isolates from brackish water shrimp ponds in the coastal area in Thua Thien Hue, Vietnam. Journal of Applied Biology & Biotechnology Vol. 11(2), pp. 123-128, DOI: 10.7324/JABB.2023.110211
8) Le Cong Tuan and Huyen Ton Nu Bao Tien Nguyen Hoang Loc, Le Thi Ha Thanh, Nguyen Duc Huy, Dang Thi Thuy Trang, Bui Nguyen Nhat Le, Nguyen Le Nhat Linh, Nguyen Van Khanh., 2021. Antagonistic Activity Against Pathogenic Vibrio Isolates of Bioflocculant-Producing Bacteria Isolated from Shrimp Ponds. Pakistan Journal of Biological Sciences, vollume 24, issuse 12, pape 1322-1332.
9) Lê Công Tuấn, Lê Thị Hạnh, 2009. Ứng dụng kỹ thuật GIS và RS trong điều tra và phân tích nuôi trồng thủy sản ở đầm Sam Chuồn, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà xuất bản Đại học Huế
10) Lê Công Tuấn, Nguyễn Quang Linh, Nguyễn Văn Huệ., 2007. Nghiên cứu mối quan hệ giữa Chlorophyll-a, phaeopigment trong trầm tích và chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản ở vùng phá Tam Giang – Cầu Hai. Tạp chí bộ thuỷ sản
11) Lê Công Tuấn, Anton Beynen, 2006. Sử dụng hạt bông làm nguồn thay thế protein của bột cá trong khẩu phần ăn đến sự thành thục sinh dục của cá rôphi (Oreochromic niloticus). Tạp chí Thủy Sản, Bộ Thủy Sản
12) Oliver Schneider, Tuan Le Cong, Vasiliki Sereti, Johan W Schrama, Ep H Eding & Johan A J Verreth., 2006. Bacteria or commercial diet: the preferences of Litopenaeus vannamei Aquaculture Research 37 (2). Volume 37 Issue 2
13) Lê Công Tuấn, Nguyễn Quang Linh, Nguyễn Văn Huệ., 2005. Kết quả nghiên cứu khu hệ động vật đáy ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí sinh học, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia
14) Lê Công Tuấn, Nguyễn Quang Linh., 2005. Đặc điểm phân bố và trữ lượng ngao dầu (Meretrix meretrix) vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế)
15) Lê Công Tuấn, Nguyễn Quang Linh, Nguyễn Mộng., 2003. Kết quả nghiên cứu về khu hệ động vật nổi vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí sinh học, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia
16) Le Cong Tuan, Cristiano Rossignoli., 2008. Yellow snail (Pomacea canaliculata), disaster for agriculture biodiversity and environment in Viet Nam. Aliance conference in Maliaf, Florence
GIẢNG DẠY
Các học phần đang giảng dạy ở bậc Đại học và Sau đại học:
- Quản lý tổng hợp vùng bờ
- Bảo tồn đa dạng sinh học
- Phương pháp nghiên cứu khoa học
- Nhận diện nguy cơ và đánh giá rủi ro
- Giáo dục môi trường đại cương
- Tiếng Anh chuyên ngành 3
- Môi trường và con người